CHƯƠNG TRÌNH HỌC 3-4 TUỔI

Chương trình học 3-4 tuổi - Mầm non Phương Anh

Mục tiêu

Với trẻ em từ 36-48 tháng tuổi, trẻ em không chỉ thể hiện ý thức nhiều hơn về thế giới xung quanh mà còn sẵn sàng đón nhận và điều khiển thế giới. Chương trình học mẫu giáo cho trẻ em từ 36-48 tháng tuổi sẽ tập trung phát triển nâng cao song song giữa thể chất, nhận thức và ngôn ngữ, mang đến cho các bé nhiều trải nghiệm và bài học mới hơn trong cuộc sống.

1. Phát triển thể chất

a) Phát triển vận động

Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp như:

  • Hô hấp: hít vào thở ra
  • Tay: đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên, co và duỗi tay, bắt chéo 2 tay trước ngực.
  • Lưng, bụng, lườn: cúi về phía trước, quay sang trái – sang phải, nghiêng người sang trái – phải
  • Chân: bước lên phía trước, bước sang ngang, ngồi xổm, đứng lên, bật tại chỗ, co duỗi chân.

Tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động.

  • Đi và chạy: đi kiễng gót, đi và chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh; đi, chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc; đi trong đường hẹp
  • Bò, trườn, trèo: bò, trườn theo hướng thẳng, dích dắc; bò chui qua cổng; trườn về phía trước
  • Tung, ném, bắt: Lăn, đập, tung bắt bóng với cô; ném xa bằng 1 tay,…
  • Bật, nhảy: bật tại chỗ, bật về phía trước, bật xa 20-25 cm.

Tập các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay – mắt và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ: gập đan các ngón tay vào nhau, quay ngón tay cổ tay; xếp chồng các hình khối khác nhau; xé, dán giấy; sử dụng kéo, bút,..

b) Dinh dưỡng sức khỏe

Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và lợi ích của chúng đối với sức khỏe (ăn đủ lượng, đủ chất, sự liên quan giữa ăn uống và bệnh tật,…)

Tập làm một số việc để tự phục vụ trong sinh hoạt

  • Làm quen cách đánh răng, lau mặt, rửa tay bằng xà phòng, thể hiện bằng lời nói về nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh
  • Giữ gìn sức khỏe và an toàn
  • Luyện tập một số thói quen tốt về giữ gìn sức khoẻ
  • Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người
  • Nhận biết trang phục theo thời tiết và một số biểu hiện khi ốm

Trẻ nhận biết được một số vật dụng nguy hiểm, những nơi nguy hiểm không được phép sờ vào hoặc đến gần

Nhận bết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh

Nhận biết và phòng tránh một số nguy cơ không an toàn

  • Nhận biết một số vật dụng nguy hiểm, những nơi nguy hiểm không được phép sờ vào hoặc đến gần
  • Nhận biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh

2. Phát triển nhận thức

a) Khám phá khoa học

Các bộ phận của cơ thể con người như chức năng các giác quan và một số bộ phận khác của cơ thể

Đồ vật:

  • Đồ dùng, đồ chơi: đặc điểm nổi bật, công dụng, cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi
  • Phương tiện giao thông: tên, đặc điểm, công dụng cuả một số phương tiện giao thông quen thuộc
  • Động vật và thực vật: đặc điểm nổi bật và ích lợi của con vật, cây, hoa qủa quen thuộc. Cách chăm sóc và bảo vệ cây cỏ, con vật
  • Mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây quen thuộc với môi trường sống của chúng

Một số hiện tượng tự nhiên: thời tiết; ngày và đêm, mặt trời và mặt trăng; nước, không khí, ánh sáng; đất đá, cát, sỏi

b) Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán

  • Tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm: đếm trên đối tượng và đếm trong khả năng, gộp 2 nhóm đối tượng và đếm, tách một nhóm đối tượng thành nhiều nhóm nhỏ
  • Xếp tương ứng: 1-1, ghép đôi
  • Sắp xếp theo quy tắc xen kẽ, so sánh 2 đối tượng về kích thước
  • Đo lường
  • Hình dạng: nhận biết và gọi tên hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật và sử dụng các hình để chắp ghép
  • Định hướng trong không gian và định hướng thời gian: nhận biết phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau, tay phải, tay trái

c) Khám phá xã hội:

  • Bản thân, gia đình, trường mầm non, cộng đồng: tên, tuổi, giới tính bản thân và người thân, địa chỉ gia đình, tên cô, bạn bè, đồ chơi, các hoạt động của trẻ ở trường

3. Phát triển ngôn ngữ

a) Nghe

  • Nghe, hiểu các từ chỉ người, tên gọi đồ vật, sự vật, hành động, hiện tượng gần gũi, quen thuộc
  • Nghe hiểu và làm theo các yêu cầu đơn giản
  • Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng
  • Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi
  • Nghe các bài hát, bài thơ, tục ngữ, câu đố phù hợp với độ tuổi

b) Nói

  • Phát âm các tiếng của tiếng Việt
  • Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn, câu đơn mở rộng
  • Trả lời và đặt câu hỏi: Ai? Cái gì? Khi nào? Ở đâu?
  • Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép
  • Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp
  • Đọc thơ, ca dao, tục ngữ,…kể lại truyện đã được nghe có sự giúp đỡ
  • Kể lại sự việc. Mô tả sự vật, tranh ảnh có sự giúp đỡ
  • Đóng vai theo lời dẫn chuyện của giáo viên

c) Làm quen với đọc và viết

  • Làm quen với một số ký hiệu thông thường trong cuộc sống (nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông,..)
  • Tiếp xúc với chữ, sách truyện. Xem, nghe và đọc các loại sách khác nhau
  • Làm quen với cách đọc và viết tiếng Việt
  • Toán
  • Khám phá khoa học – xã hội
  • Thơ, Truyện
  • Chữ cái
  • Âm nhạc
  • Tạo hình
  • Thể dục
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • Kỹ thuật
  • Nghệ thuật
  • Toán học

ĐỂ LẠI THÔNG TIN

để được tư vấn cụ thể